Khác với phanh chân chỉ sử dụng khixe chạy, phanh tay lại hoạt động lúc xe nghỉ ngơi, mục đích chính là giữ chiếcxe đứng yên, không bị trôi khi dừng hay đỗ. Phanh tay chịu tải ít hơn phanhchân, nhưng lại hoạt động nhiều giờ, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng hơn... Dướiđây là những sự cố hay gặp với phanh tay khi lái ô tô.
Thói quen của tài xế là dừng xe, vềP rồi kéo phanh tay, tắt máy. Nhưng thực tế cách làm này có thể gây tổn hại chobánh răng cóc. Phanh tay là cứu cánh giúp giữ xe đứngyên ngay cả khi bánh răng cóc không thể giữ hộp số. Nếu về P trước, vì có khoảnghở dù khá nhỏ giữa bánh răng cóc và ngàm giữ nên trục ra của hộp số sẽ quay,tăng sức ép lên bánh răng cóc; sức ép này càng lớn nếu độ dốc nơi đỗ càng cao.Áp lực này về lâu dài có thể gây mòn chi tiết cơ khí.
Xe mất phanh là một trong các tìnhhuống nguy hiểm nhất mà nhiều tài xế có thể gặp. Lúc này, bên cạnh việc dồn vềsố thấp phanh tay là cứu cánh hữu ích. Tài xế mất bình tĩnh có thể giật mạnhphanh tay để xe dừng nhanh, nhưng cách làm này sẽ khiến bánh bị khóa bất ngờ,xe xoay ngang và tai nạn là điều khó tránh.
Cách xử lý đúng là bình tình kéophanh tay từ từ, thấp tới cao theo tốc độ; trước tiên kéo nhẹ từng nấc để xe giảmtốc dần, sau đó khi xe chạy chậm lại mới kéo mạnh để xe dừng.
Nhiều tài xế mới toát mồ hôi khi ngồilên xe đời mới tìm khắp nơi nhưng không thấy phanh tay để kéo, đó có thể là doxe sử dụng phanh tay điện tử. Phanh tay điện tử có một nút bấm trên đó có chữ P(Parking), chỉ cần móc vào nút này là phanh tay sẽ kích hoạt, đèn sáng, khi muốnbỏ phanh tay chỉ cần ấn nút xuống.
Một số hãng thiết kế ngược, tức ấnxuống là kích hoạt trong khi móc ngược là bỏ kích hoạt.
Nhiều tài xế do vội vàng mà không hạhết phanh tay, vẫn còn mắc ở một, hai nấc cuối cùng. Hầu hết các xe hiện nayđèn cảnh báo phanh tay sẽ sáng trên màn hình, nếu phanh tay chưa hạ hết nhiềuxe có kèm theo tiếng kêu "bíp bíp" để nhắc tài xế.
Nhưng với xe đời cũ không có đèn cảnhbáo, tài xế nên kiểm tra bằng cách nhấn giữ nút ở đầu cần phanh, nhấc lên hạ xuốngtrong khoảng ngắn lặp lại vài lần để chắc chắn phanh tay đã hạ hoàn toàn.
Để hạ phanh tay, tài xế bấm vào nútở đầu cần để lẫy tách khỏi răng cưa, từ đó hạ xuống. Nhưng vì lý do nào đó, cóthể là lực bấm nút không đủ; hoặc khi kéo phanh tay quá mạnh, lẫy cố định ởrăng cưa trên cao, lúc này dù bấm nút vẫn không thể hạ phanh tay. Mẹo cho cáctài xế là bấm nút, giữ và hơi kéo ngược phanh tay lên trên rồi mới hạ xuống sẽthành công.
Nhưng cũng có trường hợp không thểhạ do kẹt cơ khí, lúc này buộc phải mở hệ thống ra tìm cách giải quyết. Lờikhuyên cho các tài xế mới là không nên kéo phanh tay quá mạnh, kéo theo từng mứcđể cảm nhận độ vững.
Có nhiều xe số tự động không tìm thấyphanh tay để kéo, cũng không có nút phanh tay điện tử, bởi nhiều khả năng bộ phậnnày chuyển xuống dưới chân trái, ở vị trí của chân côn trên xe số sàn. Cách sửdụng là đạp vào áp dụng phanh, đạp lần nữa để thả phanh.