Cảm biến áp suất lốp ô tô TPMS, cảm biến áp suất lốp ô tô Honda
Với sự phát triển của nền công nghệ hiện đại cho ngành ô tô ngày nay thì cảm biến áp suất lốp ô tô TPMS đã không còn xa lạ đối với mỗi chủ xe, không chỉ ở những dòng xe sang trọng mới được trang bị thiết bị cảnh báo áp suất lốp này mà đến những dòng xe tầm trung vẫn có thể lắp đặt cảm biến áp suất lốp cho xế yêu nếu các chủ xe muốn lắp đặt. Cảm biến áp suất lốp ô tô Honda không còn là mặt hàng khan hiếm trên thị trường phụ kiện nội thất ô tô nữa.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cảm biến áp suất lốp đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau trong và ngoài nước, với nhiều mẫu mã và chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất hiện nay có hai loại cảm biến áp suất lốp gắn trong và gắn ngoài, mỗi loại cảm biến áp suất lốp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy cảm biến áp suất lốp van trong và cảm biến áp suất lốp van ngoài nên chọn dùng loại nào? Hãy cùng Đăng Phương Auto tìm hiểu về tính năng và lợi ích của cảm biến áp suất lốp này nhé.
Tính năng của cảm biến áp suất lốp
Khi phát hiện sự cố bất thường của lốp xe, chuông cảnh báo áp suất lốp kèm theo hình ảnh nhấp nháy liên tục tại vị trí lốp xe đang gặp sự cố, giúp tài xế có thể chủ động xử lý tình huống sự cố về lốp xe ô tô một cách nhanh chóng và kịp thời, tránh được các tình huống xấu đáng tiếc có thể xảy ra.
Hiển thị đồng thời cùng lúc thông số về áp suất lốp và nhiệt độ trong lốp ( có thể hiển thị và cảnh báo áp suất lốp xe ô tô dự phòng ), các đơn vị của áp suất lốp theo Bar hoặc Psi, đơn vị của nhiệt độ lốp cũng có thể là độ C hoặc độ F tùy vào sở thích và cách cài đặt của mỗi chủ xe mà nó sẽ hiển thị những đơn vị này theo cách riêng.
Màn hình LCD sắc nét.
Ưu điểm và nhược điểm của cảm biến áp suất lốp van gắn ngoài
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài là loại cảm biến có đầu van cảm biến được gắn trực tiếp vào đầu van nguyên bản của bánh xe, cảm biến áp suất lốp van lắp ngoài cũng có những ưu và nhược điểm sau.
Ưu điểm của cảm biến áp suất lốp lắp ngoài
Không cần tháo lốp hay động chạm đến bất kỳ hệ thống lốp nào trên xe, không cần phải cân bằng động lại các lốp xe sau khi lắp đặt đầu van cảm biến áp suất vào bánh xe. Chính nhờ ưu điểm này mà nó đã gây được sự chú ý đặc biệt cho những chủ xe mua xe mới tinh, vì bộ cảm biến áp suất lốp van ngoài không làm mất đi độ Zin của xe.
Nếu một trong bốn đầu van cảm biến áp suất lốp không may bị hỏng, bị lỗi hoặc hết pin chúng ta hoàn toàn có thể thay thế mà không nhất thiết phải mua đầu van cảm biến áp suất mới.
Nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn ngoài
Một trong những điểm trừ của bộ cảm biến áp suất lốp ô tô TPMS này, đó chính là mỗi khi bơm hơi cho bánh xe cần sử dụng đến dụng cụ chuyên dụng để mở đầu van cảm biến áp suất lốp ra sau đó mới có thể bơm hơi bình thường được. Chính vì điều này đã nhận một điểm trừ từ các bác tài xế, đa số các tài xế cho rằng điều này rất phức tạp và rất bất tiện.
Điều tiếp theo không lấy được sự thân thiện của đa số các bác lái xe đó chính là đầu van cảm biến gắn ngoài nên tạo cảm giác dễ mất trộm, cũng chính điều này mà hầu hết các van cảm biến áp suất lốp gắn ngoài hiện nay đều được trang bị khóa van chống trộm, nhằm đảm bảo cho xe khi di chuyển hay đậu đỗ tại những nơi công cộng.
Ưu nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gắn trong
Cảm biến áp suất lốp van gắn trong là loại cảm biến áp suất lốp có van cảm biến gắn bên trong lốp xe ô tô, chính những van cảm biến này sẽ thay thế cho đầu van xe nguyên bản trên bánh xe luôn.
Ưu điểm của van cảm biến áp suất lốp ô tô lắp trong
Không như van cảm biến áp suất van ngoài, van cảm biến áp suất lốp gắn trong được giấu rất kỹ bên trong lốp xe tạo cho chủ xe cảm giác an tâm hơn khi di chuyển hay đậu xe tại những nơi không có bảo vệ trông giữ.
Vì được gắn bên trong lốp xe nên không sợ nắng mưa làm hỏng van cảm biến áp suất lốp, mang lại tính thẩm mỹ cao không gây khó chịu một cục như van cảm biến gắn ngoài.
Khi bơm hơi không cần sử dụng đến dụng cụ chuyên dụng mà vẫn có thể bơm hơi bình thường, không bất tiện như van cảm biến gắn ngoài.
Nhược điểm cảm biến áp suất lốp gắn trong:
Bắt buộc phải tháo lốp mỗi khi lắp đặt nên cũng cần phải cân bằng động lại sau khi việc lắp đặt được hoàn thiện.
Mỗi khi van cảm biến hết pin, hỏng hóc hoặc bị lỗi là không thể thay thế hay sửa chữa được, bởi thiết kế cấu trúc của van cảm biến gắn trong được thiết kế đúc kín đặc nên hết pin là phải thay cảm biến khác.
Trong quá trình lắp đặt cần phải hết sức cẩn thận kẻo gây ra sự sai lệch. Một số dòng cảm biến áp suất lốp gắn trong đời thấp không có chức năng đảo lốp trên màn hình hiển thị nên rất bất tiện.

Nên lắp đặt cảm biến áp suất lốp loại nào
Với những ưu và nhược điểm của từng loại van cảm biến như trên, các bác đã có thể dễ dàng đưa ra những nhận định rõ ràng về từng loại van cảm biến, để có thể lựa chọn cho chiếc xe hơi của mình loại cảm biến áp suất lốp phù hợp nhất. Tùy vào sở thích của mỗi chủ xe mà chọn một loại cảm biến phù hợp nhất với chiếc xế hộp của mình.
Tác dụng và những lợi ích của cảm biến áp suất lốp mang lại thì không ai phủ nhận, nhưng để chọn được một bộ cảm biến áp suất lốp chính hãng, chất lượng tốt với giá cả phải chăng thì không phải ai cũng có thể phân biệt và chọn được. Hãy đến với phụ kiện ô tô Shop Auto để có thể mua được bộ cảm biến áp suất lốp chính hãng, chất lượng nhất dù là cảm biến áp suất lốp gắn trong hay gắn ngoài, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ mọi quý khách hàng gần xa, với chất lượng sản phẩm cũng những dịch vụ trước và sau mua hàng một cách tận tình và chu đáo nhất.
Bạn sẽ mất đi cơ hội giảm giá 20% nếu bỏ qua sản phẩm này.
CHỈ CẦN 1 BƯỚC DUY NHẤT LÀ ĐẶT HÀNG. HOẶC Comment SĐT của bạn.
Hotline mua hàng trực tiếp: 0988226822.